Cạm Bẫy Nhượng Quyền
Các trường hợp trong cạm bẫy nhượng quyền
- “Anh không cần lo đâu, toàn bộ quy trình bên em đã chuẩn hóa hết rồi”
- “Mỗi tháng anh sẽ thu về lợi nhuận khoảng XX triệu, vận hành đã có em lo, anh không cần làm gì cả”
- “Bên em có hơn trăm đối tác khắp VN, nếu sản phẩm em không tốt và không lợi nhuận liệu có thể có nhiều đối tác thế không?”
Thường thì khi các anh chị em có dự định **mua nhượng quyền** sẽ nghe những câu dạng thế này rất nhiều. Hông có gì bán dễ như bán nhượng quyền cho các anh em thừa tiền. Đánh vào tâm lý làm ít ăn nhiều, muốn ăn sẵn và ăn dễ dàng.
Rất nhiều **cạm bẫy** trong nhượng quyền đã khéo léo được che đậy. Trong bài viết này tui sẽ đóng vai bác thợ săn hoàn lương, đi bới từng cái bẫy đó lên cho các anh chị em xem và ngẫm nha.
Người Mua Nhượng Quyền Là AI?
Người ấy là ai?
Là chúng ta, là các anh chị em chứ ai nữa.
Những người **tay ngang** vào ngành, không có nhiều kiến thức và trải nghiệm mới đi mua nhượng quyền chứ.
Bỏ tiền ra để giảm thiểu rủi ro kinh doanh bằng niềm tin vào những thương hiệu *”đang có vẻ thành công”* trên thị trường đúng không?
Chứ nếu có kinh nghiệm thì tự xây brand riêng, ai cần mua nhượng quyền làm gì đúng không?
Tiền chứ đâu phải lá đa đâu mà nói bỏ ra là bỏ.
Đa phần là những anh chị em dành dụm với giấc mơ sở hữu một cái-gì-đó cho riêng mình.
Nhưng mà hãy cẩn thận, kẻo sụp bẫy lúc nào không hay.
Bẫy ở đây không chỉ là **bẫy của nhà bán** nhượng quyền mà còn là cả **bẫy của thị trường** nữa.
Cạm Bẫy Sở Hữu
Không có tự nhiên mà mấy brand lớn, lâu năm và có đơn vị chủ quản lâu đời lại thu phí nhượng quyền cao hơn hẳn so với thị trường phổ thông.
Ông bà mình nói rồi,
Cái gì cũng có giá của nó, tiền nào của đó mà.
Hãy cẩn thận với thương hiệu mà bạn *”mua”*, bởi vì chưa chắc người *”bán”* đã sở hữu nó. Cái này đặc biệt lưu ý với những sản phẩm có tính Trendy *(xu hướng)* ngắn hạn, **đâu đó khoảng 6 tháng**.
*(Nhìn lại mô hình mỳ cay, trà chanh chém gió (SG), Bún đậu mắm tôm (SG) Trà Sữa Gông chá nà, đin ti ni… :v sẽ rõ liền hen)*
Cái thương hiệu các anh chị em mua mà tuổi đời **dưới 2 năm** thì chắc mẻm là *”mua non”* rồi. Tại vì cần tới ** 2-5 năm ** thì Cục sở hữu trí tuệ *(cái chỗ mà bảo hộ thương hiệu đó)* mới cấp giấy cho người đăng ký.
Nếu mà trong 24 tháng có thằng nhận vơ cái này là của tao thì lúc đó phải xem xét phán xử nữa.
> Cái này tui gặp rồi, tui đăng ký từ đời nào nhưng đợt làm truyền thông rầm rộ là có người nộp hồ sơ lên cục nhận thương hiệu Chanh Dây. Cục họ gọi cho tui thì tui mới biết là có cách làm ăn hay ghê vậy đó.
Nó giống như anh chị em mình mua căn nhà mà đang tranh chấp vậy đó. Mua đã rồi, chồng tiền hết rồi cái xong sáng mai thằng *”Chủ mới”* tới đòi nhà, còn thằng cầm tiền mình thì ò í e
*”Thuê bao quý khách vừa gọi đang đi uống bia, xin quý khách đừng bao giờ gọi nữa…”*
Ủa rồi lúc đó làm sao?
Khó đỡ quá, tui cũng hông biết làm sao luôn.
Bởi vậy nếu tránh được thì tránh nha. Có mua nhớ yêu cầu họ cung cấp đầy đủ phần Chứng nhận đó nha. Đỡ phải “Một sáng mai thức dậy, thấy tiền mình nhẹ tênh…”
Cạm Bẫy Marketing
Thoát được cái hố số một, đang hí hửng thì cẩn thận lọt tiếp cái lỗ số hai nha.
Cái bẫy này mang tên là **Marketing**.
Khi mua nhượng quyền, dù nói với bạn bằng lời hay bằng hình ảnh, clip. Thông được phổ biến nhất sẽ là khách đông nghịt, quán không còn chỗ chen chân.
Tức là tiền đó, tiền đang xếp hàng nhúc nhúc chờ chui vô túi của mình đó.
*(Hehe, nhìn khách đông ai mà hông ham đúng không)*
Các anh chị em sẽ được chào mời bằng những Chương trình MKT, Truyền thông hấp dẫn cùng niềm tin rằng mọi thứ đều đã có trong quy trình. Đồng nghĩa với việc chúng ta **chả cần làm gì cả,** khách hàng sẽ tự xếp hàng cho mình thịt.
– Anh ơi, hãy thịt em đi. Em có nhiều tiền nè.
– Anh ơi, ví của em đây, hãy chiếm lấy nó đi.
– Thẻ đây anh ơi, cà xả ga đi anh ơi…
Nghe thích hén, nhưng ẩn đằng sau đó lại là sự phụ thuộc. Hay nói đúng hơn là **lệ thuộc**.
Tiền đầu tư của bạn *(hay còn gọi là lá đa)* sẽ được đạt cược vào đội MKT của họ.
Nếu họ làm không tốt, bạn mất tiền, mất cửa hàng.
Còn phần đối tác thì sao? Họ sẽ mất gì?
Không gì cả, một cửa hàng đóng lại, vài cái mới mở ra. Với họ chỉ đơn giản là một đối tác xin dừng cuộc chơi.
Thực tế là có nhiều bạn mua nhượng quyền nhưng kinh doanh không ổn (gần nhất là trà chanh) và hỏi nhờ sự tư vấn của tui. Tui cũng muốn giúp lắm, nhưng thật ra giúp thì lại dở.
**Vì sao?**
Tại vì cho dù bạn có đầu tư thêm tiền (để thoát lỗ) thì thật ra bạn đang dùng tiền túi của mình để nuôi thương hiệu của người khác. **Việc đó đáng ra là của đối tác bạn đã mua nhượng quyền**.
Một hệ thống nhượng quyền mà để đối tác chết đuối thì không thể là một hệ thống bền vững được. Nên nếu có mua thì hãy hỏi về những ca đã đuối nước, đừng chỉ nhìn vào thành công không thôi.
Cho nên các anh chị em đừng như thế, đã mua nhượng quyền rồi còn phải bỏ thêm chi phí chạy quảng cáo cho người ta.
*(Huhu, tiền…à lá đa nào chịu cho thấu)*
Hãy Hiểu Giá Trị Của Mình
Chủ thương hiệu cần gì ở chúng ta, các anh chị em biết không?
Quá dễ đúng không? Tất nhiên là cần tiền rồi.
Chính là tiền, giúp họ phát triển nhanh hơn, trông có vẻ lớn hơn, bự hơn và uy tín hơn. Những hình ảnh về mở chuỗi liên tục, hình ảnh khách hàng (ở 1 vài quán) đông đúc sẽ kích thích lòng tham lam trắc ẩn trong bạn và…. **BÙM.**
Bạn bị chốt sale lúc nào hông có hay luôn. kaka dính chưởng?
Hiểu nôm na là tiền của bạn, quán của bạn và thành công của bạn *(nếu có)* chính là nguyên liệu để họ phát triển *(hoặc săn bắn)* thêm nhiều đối tác *(giống bạn)* nữa.
Hu hu sao nghe nguy hiểm dị, vậy giờ phải làm sao?
Giải Pháp: Chọn Đúng Người
Hãy tỉnh táo và biết mình đang làm việc cùng với ai. **Là một con người cụ thể** nào chứ không phải một công ty gì đó mới thành lập.
Nhiều người tinh vi hơn còn mua lại công ty cũ thành lập lâu rồi cho nhìn nó uy tín nữa kìa.
Vì sao vậy.
Tại vì con người thì còn biết là ai chứ bạn làm với công ty, rồi khi sản phẩm hết trend hoặc một sớm mai thức giấc họ chốt lời thì tự dưng bạn như bị đem con bỏ chợ.
Hãy nhớ rằng, chủ sở hữu chuỗi có thể bán thương hiệu, gom tiền và nhập vai Aquaman lặn sâu dưới 7 đại dương bất kỳ lúc nào. Bạn không thể biết được điều này.
Tất nhiên là khi lỗ mới thế chứ chả ai đi bán lúc đang lời cả đúng không?
*(Hé hé trừ khi là quá được giá)*
Bởi vậy,
Hãy hợp tác với một người thực sự gắn kết lâu dài với ngành FnB, không phải một công ty hay tổ chức mà chưa bao giờ bạn nghe đến.
Chọn Sản Phẩm, Vẽ Đường Lui
Những sản phẩm trend là cực kỳ nguy hiểm. Thực tế đã chứng minh rồi, tui không cần chứng minh lại nữa. Người chết vì sản phẩm trend thì hằng hà sa số như lá trên cây rồi.
*(Cây me nha, lá bao nhỏ bao nhiều luôn kaka)*
Hãy hỏi họ về **phương án xử lý khi thất bại**, đảm bảo rằng họ không bỏ mặc bạn đến khi đuối vốn.
– Họ có mua lại điểm kinh doanh của bạn không?
– Mức độ cam kết và hỗ trợ của họ như thế nào?
Đừng xem thường những cái này, chúng ta thường quyết định vì nhìn thấy cơ hội nhưng bỏ cuộc vì những rủi ro nấp mình khéo léo.
Nên nhớ tiền là tiền của bạn, nếu bạn thắng thì họ cũng thắng nhưng nếu bạn thua, họ chẳng mất gì cả. Đừng nghĩ họ mất uy tín. Chỉ cần vài lý do về quy trình và đối tác vận hành, câu chuyện thất bại của bạn sẽ trôi phăng đi như Omo đánh bay vết bẩn.
Một Kế Hoạch Marketing Thẩm Mỹ
Quan trọng tiếp là kế hoạch Marketing. Thiếu cái này là chết chắc. Chắc chắn luôn.
Vì sao.
Vì sản phẩm và quy trình thường khi đóng gói thường là đã chuẩn hóa rồi, bạn không thể *(hoặc rất ít)* có thể tác động vào. Riêng cái phần Marketing thì rất là vô thường như cõi nhân sinh.
Cần phải cụ thể hóa hỗ trợ MKT là hỗ trợ như thế nào, lộ trình, nội dung công việc ra sao.
Hỗ trợ không phải là vài bài đăng trên Fanpage và chạy vài mẩu ads. Một kế hoạch nhìn đỡ lo lắng là một kế hoạch mà đã có lộ trình về các chương trình tổ chức.
– Cuối tuần làm gì?
– Tháng này làm gì?
– Tháng sau làm gì?
– Các dịp lễ, event sắp tới sẽ làm gì.
– Sale như nào, khuyến mãi ra sao?
– Bao lâu hỗ trợ điểm bán một lần?
– Khi bạn khai trương thì các hoạt động tại chỗ sẽ là gì?
Không có tự nhiên mấy brand lớn họ còn thu thêm **2-4% là phí Marketing** đâu. Mình nhìn rõ ra sớm thì rủi ro nó cũng lộ ra, đặng mình còn biết đường mà né chớ.
Đừng có ôm phản lao ra biển xong rồi đuối nước mới hỏi “*Giờ sao nữa*” thì tui cũng chịu luôn, câu đó khó quá. Hổng có giải nổi.
Kết Luận
Chặng đường kiếm tiền, thật quá gian nan.
Đôi dòng chia sẻ không phải để cản các anh chị mua nhượng quyền, xúi các anh chị tự xây tự làm cho riêng mình đâu nha.
Mà là để các anh chị em nhà mình nếu có muốn gia nhập ngành, thì nên chú ý những điểm này. Tránh voi thì đâu có xấu mặt nào đúng không?
Không cần phải đập đầu vô tường hay đút tay vô ổ điện mới học và rút kinh nghiệm được. Đọc hết bài này là đỡ tốn vài chục, vài trăm triệu và cơ số thời gian cho đầu tư nhượng quyền rồi.
Còn đối với các anh chị nào đang bán nhượng quyền, mong rằng anh chị có thể xây dựng được đội nhóm tốt hơn để đối tác có thể bớt Hoang Mang và cộng tác lâu dài đôi bên cùng chiến thắng.
Tóm tắt:
Bài viết cảnh báo về các cạm bẫy nhượng quyền trong quá trình mua nhượng quyền kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực quán ăn và thức uống. Người mua cần thận trọng với các lời hứa về lợi nhuận và quy trình đã được chuẩn hóa, cũng như nhận ra giá trị thực sự của mình trong mối quan hệ đối tác. Điều quan trọng là chọn đúng người bán nhượng quyền và có kế hoạch marketing cụ thể để tránh rủi ro và đảm bảo thành công trong kinh doanh.
Ghi Chú:
- Bài viết sử dụng ngôn ngữ gần gũi và ví dụ minh họa đời sống thực tế, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn về vấn đề.
- Bài viết khuyến khích người đọc nhận ra giá trị thực sự của họ trong mối quan hệ đối tác và khuyến khích họ lựa chọn đối tác có thể hỗ trợ và cộng tác lâu dài.
- Bài viết nhấn mạnh về việc cẩn trọng với những lời hứa quá mức về lợi nhuận và quy trình đã được chuẩn hóa. Điều này giúp người đọc nhận biết và tránh xa những cạm bẫy tiềm ẩn khi mua nhượng quyền.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Cạm Bẫy Nhượng Quyền! nếu có bất kì câu hỏi hoặc thắc mắc nào vui lòng liên hệ ngay cho Passion Academy để được tư vấn và giải đáp miễn phí nhé.